TỔNG HỢP MẪU CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH THUẾ ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤT NĂM 2025

Email: info@ketoan24h.com.vn

Giờ mở cửa: 8:00 - 17:00

Hotline: 0917199133

VI EN
TỔNG HỢP MẪU CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH THUẾ ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤT NĂM 2025

    Tổng hợp mẫu Công văn giải trình thuế được sử dụng nhiều nhất năm 2025

    Công văn giải trình thuế là văn bản hành chính được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp soạn thảo để giải thích, làm rõ thông tin các vấn đề gặp phải, khi thực hiện công việc nào đó với cơ quan quản lý thuế.

    Việc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải giải trình với cơ quan thuế bằng văn bản có thể gặp sai xót trong một số vấn đề như sai thông tin của bên giải trình, thông tin kê khai thuế.

    Công văn giải trình thuế là một công đoạn bắt buộc trong việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, nhằm làm rõ mọi sai xót về vấn đề như kê khai thiếu tiền thuế, trốn thuế,…

    Công văn giải trình thuế chưa được quy định cụ thể thành mẫu trong văn bản pháp luật, do vậy các cơ quan, tổ chức cần căn cứ vào tình hình cụ thể, vấn đề phát sinh mà Công văn có nội dung sao cho phù hợp.

    Sau đây là một số mẫu Công văn giải trình thuế được nhiều người sử dụng.

    Mẫu Công văn giải trình thuế số 1:

    TẢI MẪU CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH THUẾ SỐ 1: TẠI ĐÂY.

    Mẫu công văn giải trình thuế số 2:

    TẢI MẪU CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH THUẾ SỐ 2: TẠI ĐÂY.

    TẢI MẪU CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH THUẾ SỐ 3: TẠI ĐÂY.

    Tổng hợp mẫu công văn giải trình thuế được sử dụng nhiều nhất năm 2025

    Tổng hợp mẫu công văn giải trình thuế được sử dụng nhiều nhất năm 2025 (Hình ảnh từ Internet)

    Hướng dẫn soạn thảo mẫu Công văn giải trình thuế năm 2025

    Mẫu công văn giải trình thuế thông thường sẽ không quá dài mà chủ yếu bám sát vào nội dung giải trình. Cụ thể, một công văn giải trình thuế cần phải có những nội dung chính sau:

    - Quốc hiệu, tiêu ngữ.

    - Thời gian, địa điểm gửi công văn giải trình.

    - Cơ quan thuế nhận công văn.

    - Thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẽ bao gồm:

    • Tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
    • Mã số thuế.
    • Địa chỉ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
    • Liên hệ: điện thoại, email, fax.

    - Thông tin của người đại diện cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp: Họ tên, chức vụ, Căn cước công dân, nơi cư trú.

    - Nội dung giải trình thuế:

    • Nội dung công văn cần có: Nguyên nhân phải giải trình thuế, lý do xảy ra sai xót, biện pháp khắc phục, kiến nghị, yêu cầu với cơ quan thuế.
    • Nội dung công văn giải trình thuế phải được thể hiện rõ ràng, súc tích, bám sát vào việc giải trình.
    • Nội dung công văn phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, không được khai khống, gian dối, với các trường hợp gian dối trong công văn giải trình cơ quan, tổ chức doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.

    - Xác nhận của người đại diện, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp.

    0
    Zalo
    Hotline