XỬ LÝ HOÁ ĐƠN SAI SÓT THEO NGHỊ ĐỊNH 123/2020/NĐ-CP. DỊCH VỤ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ TẠI ASC CONSULTING

Email: info@ketoan24h.com.vn

Giờ mở cửa: 8:00 - 17:00

Hotline: 0917199133

VI EN
XỬ LÝ HOÁ ĐƠN SAI SÓT THEO NGHỊ ĐỊNH 123/2020/NĐ-CP. DỊCH VỤ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ TẠI ASC CONSULTING

    Xử lý hoá đơn điện tử sai sót theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP

    Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định xử lý hóa đơn có sai sót như sau: 

    (1) Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. 

    Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.

    (2) Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

    - Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.

    - Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

    + Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

    Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.

    + Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.

    Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.

    Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).

    - Đối với ngành hàng không thì hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển hàng không được coi là hóa đơn điều chỉnh mà không cần có thông tin “Điều chỉnh tăng/giảm cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... ngày... tháng... năm”. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không được phép xuất hóa đơn của mình cho các trường hợp hoàn, đổi chứng từ vận chuyển do đại lý xuất.

    (3) Trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập có sai sót thì cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP để người bán kiểm tra sai sót.

    Theo thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc kiểm tra hóa đơn điện tử đã lập có sai sót.

    Hết thời hạn thông báo ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB mà người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo lần 2 cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB. 

    Trường hợp quá thời hạn thông báo lần 2 ghi trên Mẫu số 01/TB-RSĐT Phụ lục IB mà người bán không có thông báo thì cơ quan thuế xem xét chuyển sang trường hợp kiểm tra về sử dụng hóa đơn điện tử.

    (4) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan thuế thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-HĐSS Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Hóa đơn điện tử đã hủy không có giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.

    Xử lý hoá đơn sai sót theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Dịch vụ hoá đơn điện tử tại ASC Consulting

    Xử lý hoá đơn sai sót theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Dịch vụ hoá đơn điện tử tại ASC Consulting (Hình ảnh từ Internet)

    Dịch vụ hoá đơn điện tử tại ASC Consulting

    Doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hoá đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC.

    Hiện nay, việc sử dụng hoá đơn điện tử đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC. Bên dưới là một số lý do cho việc bắt buộc sử dụng hoá đơn điện tử này:

    Giảm tải cho cơ quan thuế: Việc sử dụng hoá đơn điện tử giúp giảm tải cho cơ quan thuế trong việc xử lý và kiểm tra các thông tin liên quan đến hoá đơn, giúp cho quá trình kiểm tra của cơ quan thuế trở nên nhanh chóng và chính xác hơn.

    Giảm chi phí cho doanh nghiệp: Việc sử dụng hoá đơn điện tử giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí in ấn và vận chuyển hoá đơn giấy. Ngoài ra, việc sử dụng hoá đơn điện tử còn giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý và xử lý các thông tin liên quan đến hoá đơn một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

    Tăng tính minh bạch: Việc sử dụng hoá đơn điện tử giúp cho quá trình giao dịch giữa các doanh nghiệp trở nên minh bạch hơn. Các thông tin về giao dịch sẽ được lưu trữ trên hệ thống của cơ quan thuế, giúp cho các bên liên quan có thể truy cập và kiểm tra thông tin một cách dễ dàng.

    Đảm bảo tính hợp pháp: Việc sử dụng hoá đơn điện tử giúp cho quá trình giao dịch trở nên hợp pháp và được bảo vệ bởi pháp luật. Các hoá đơn điện tử được xác thực và chứng thực bởi cơ quan thuế, giúp cho các bên liên quan có thể chắc chắn rằng thông tin trên hoá đơn là chính xác và hợp pháp.

    Tóm lại, việc sử dụng hoá đơn điện tử đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Việc này không chỉ giúp giảm tải cho cơ quan thuế, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp mà còn tăng tính minh bạch trong thời kỳ chuyển đổi số của doanh nghiệp.

    BẢNG GIÁ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ TẠI ASC CONSULTING

    Mọi vướng mắc, Quý khách hàng liên hệ tới Hotline 0917 199 133 (Mr. Nghị) để được hỗ trợ chi tiết.

    0
    Zalo
    Hotline