TỔNG HỢP ĐIỂM MỚI VỀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN, BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI DỰ THẢO SỬA THÔNG TƯ 200

Email: info@ketoan24h.com.vn

Giờ mở cửa: 8:00 - 17:00

Hotline: 0917199133

VI EN
TỔNG HỢP ĐIỂM MỚI VỀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN, BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI DỰ THẢO SỬA THÔNG TƯ 200

    Tổng hợp điểm mới về tài khoản kế toán, báo cáo tài chính

    Chỉ cần thông báo cho cơ quan thuế khi sửa đổi, bổ sung tài khoản kế toán

    Theo đó, tại dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, doanh nghiệp áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Phụ lục 1 Thông tư này để ghi sổ kế toán.

    Trường hợp phát sinh vướng mắc hoặc việc áp dụng hệ thống tài khoản kế toán này không phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và yêu cầu quản lý của đơn vị mình thì doanh nghiệp được:

    - Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán; hoặc

    - Sửa đổi, bổ sung các tài khoản kế toán về tên, ký hiệu, kết cấu và nội dung, phương pháp hạch toán giao dịch kinh tế phát sinh cho phù hợp.

    Khi sửa đổi, bổ sung các tài khoản kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi thực hiện.

    Đồng thời, việc sửa đổi, bổ sung các tài khoản kế toán phải đảm bảo:

    - Không trùng lắp đối tượng, tuân thủ các nguyên tắc kế toán theo chế độ quy định;

    - Áp dụng nhất quán ít nhất trong một niên độ kế toán;

    - Đảm bảo quá trình kiểm tra, kiểm soát, truy xuất số liệu;

    - Không làm thay đổi số liệu của các chỉ tiêu và thông tin trên Báo cáo tài chính.

    Như vậy, theo dự thảo Thông tư mới, doanh nghiệp cần bổ sung hoặc sửa đổi tài khoản kế toán chỉ cần thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp thay vì phải được Bộ Tài chính chấp thuận như quy định hiện hành.

    Điều chỉnh một số nội dung về hệ thống tài khoản kế toán

    Sửa đổi quy định về tài khoản 337

    Dự thảo đề xuất sửa đổi Tài khoản 337 - Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng thành Tài khoản 337 - Nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng.

    Tài khoản 337 theo dự thảo Thông tư dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng.

    Doanh nghiệp căn cứ vào số dư TK 337 - Thanh toán theo tiến độ họp đồng xây dựng để chuyển sang TK 337 - Nợ phải trả phát sinh từ họp đồng.

    Sửa đổi quy định về tài khoản 419

    Dự thảo Thông tư mới quy định, Tài khoản 419 - Cổ phiếu quỹ, cổ phiếu mua lại của chính mình dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm giá trị cổ phiếu quỹ hoặc cổ phiếu đã phát hành bởi công ty cổ phần và được mua lại bởi chính công ty đó (cổ phiếu mua lại của chính mình).

    Thay đổi tên, số hiệu tài khoản

    Dự thảo Thông tư mới dự kiến thay đổi tên của một số tài khoản kế toán, trong đó có:

    - Tài khoản 242 - Chi phí trả trước -> Tài khoản 242 - Chi phí chờ phân bổ;

    - Tài khoản 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược -> Tài khoản 244 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược.

    Doanh nghiệp căn cứ vào số dư TK 242 - Chi phí trả trước để chuyển sang TK 242 - Chi phí chờ phân bổ; số dư TK 244 - cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược để chuyển sang TK 244 - cầm cố, ký quỹ, ký cược.

    Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất thay đổi số hiệu Tài khoản 356 thành Tài khoản 456 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

    Bổ sung tài khoản 137 - Tài sản phát sinh từ hợp đồng

    Nếu dự thảo này được thông qua, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tài khoản này để xác định chỉ tiêu 134, 213 trên Báo cáo tình hình tài chính (hiện nay gọi là Bảng cân đối kế toán).

    Bổ sung quy định về tài khoản loại 0

    Bổ sung các Tài khoản 0 - Tài khoản ngoài bảng, trong đó gồm có:

    - Tài khoản 001 - Tài sản thuê ngoài;

    - Tài khoản 002 - Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận gia công;

    - Tài khoản 003 - Tài sản mang đi cầm cố;

    - Tài khoản 004 - Nợ khó đòi đã xử lý;

    - Tài khoản 005 - Lãi trả chậm, trả góp khi mua tài sản;

    - Tài khoản 006 - Lãi trả chậm, trả góp khi bán tài sản;

    - Tài khoản 007 - Ngoại tệ các loại và kim khí quý, đá quý.

    Điều chỉnh cách phân loại tài sản và nợ ngắn hạn, dài hạn

    Theo đó, tài sản và nợ phải trả phải được phân loại trên Báo cáo tình hình tài chính. Theo đó, dự thảo Thông tư mới quy định:

    - Một tài sản được phân loại là ngắn hạn khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    + Doanh nghiệp dự kiến thu hồi tài sản/dự tính bán/sử dụng tài sản đó trong thời hạn 12 tháng/trong một chu kỳ kinh doanh thông thường kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán;

    + Doanh nghiệp nắm giữ tài sản đó chủ yếu cho mục đích thương mại;

    + Tài sản là tiền/tương đương tiền, trừ khi các tài sản này bị cấm trao đổi hoặc không được sử dụng để thanh toán cho một nghĩa vụ nợ phải trả trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.

    - Một khoản nợ phải trả được phân loại là ngắn hạn khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    + Doanh nghiệp dự kiến thanh toán khoản nợ phải trả/khoản nợ phải trả đến hạn thanh toán trong thời hạn 12 tháng/trong một chu kỳ kinh doanh thông thường kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán;

    + Doanh nghiệp nắm giừ khoản nợ phải trả chủ yếu vì mục đích kinh doanh;

    + Doanh nghiệp không có quyền trì hoãn vô điều kiện việc thanh toán khoản nợ phải trả (kể cả trường hợp theo quyền chọn của bên đối tác, khoản nợ phải trả sẽ được doanh nghiệp thanh toán bằng cách phát hành các công cụ vốn) trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.

    Kéo theo, những loại tài sản, nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn.

    Sửa đổi một số nội dung của Bảng cân đối kế toán (Báo cáo tài chính)

    • Đổi tên Bảng cân đối kế toán
    • Bổ sung chỉ tiêu 124 - Dự phòng đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn ngắn hạn
    • Sửa đổi quy định về chỉ tiêu 134 - Tài sản ngắn hạn phát sinh từ hợp đồng
    • Sửa quy định về chỉ tiêu 213 - Tài sản dài hạn phát sinh từ hợp đồng
    • Thay đổi mã số chỉ tiêu

    Tổng hợp điểm mới về tài khoản kế toán, báo cáo tài chính tại Dự thảo Sửa Thông tư 200

    Tổng hợp điểm mới về tài khoản kế toán, báo cáo tài chính tại Dự thảo Sửa Thông tư 200 (Hình ảnh từ Internet)

    Dịch vụ Kế toán trọn gói tại ASC Consulting luôn cập nhật nhanh chóng quy định mới

    Công tác dịch vụ Kế toán tại ASC Consulting bao gồm:

    • Tư vấn sử dụng hóa đơn đầu vào - đầu ra
    • Nhận hóa đơn, chứng từ tận nơi
    • Lập báo cáo VAT hằng tháng
    • Lập tờ khai tạm tính thuế TNDN, TNCN hàng quý
    • Lập báo cáo sử dụng hóa đơn hàng quý
    • Lập phiếu thu - chi - xuất - nhập kho
    • Lập sổ sách kế toán theo quy định hiện hành 
    • Lập báo cáo tài chính cuối năm
    • Lập quyết toán thuế TNDN, TNCN
    • Lập quyết toán hóa đơn cuối năm
    • Đại diện doanh nghiệp làm việc với Cơ quan thuế

    Tùy theo loại hình kinh doanh, nhóm ngành của Công ty đang hoạt động mà ASC Consulting sẽ tư vấn hỗ trợ rõ hơn về nghiệp vụ công tác Kế toán. 

    Chỉ từ 500.000/tháng, ASC Consulting sẽ giải quyết nỗi lo của Quý khách hàng, Quý đối tác về nghiệp vụ Kế toán - Thuế.

    • Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Kế toán Thuế, do đó chúng tôi hiểu rõ Doanh nghiệp cần làm những gì để có công tác Kế toán Thuế hoàn hảo, không sai sót.
    • Hơn nữa, trong quá trình hoạt động nghiệp vụ của mình, Chúng tôi luôn lắng nghe và giải quyết tốt các vướng mắc mà khách hàng gặp phải.
    • Dịch vụ của ASC Consulting có giá cạnh tranh, phù hợp với các startup mới khởi nghiệp.
    • Đội ngũ nhân sự của ASC Consulting là những chuyên viên Kế toán có chứng chỉ hành nghề do Bộ Tài Chính cấp, có nhiệt huyết và quyết tâm trong nghề nghiệp.
    • Cam kết công tác Kế toán Thuế luôn được thực hiện chính xác 100% và chịu mọi trách nhiệm trước Cơ quan Thuế.
    • Luôn cập nhật nhanh chóng những thông tin về Thuế và luật Thuế, Kế toán.
    • Cam kết mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho Khách hàng.
    • Hướng dẫn tận tình, làm việc tận tâm.
    • Hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7.
    • Là đối tác đáng tin cậy của các Doanh nghiệp trong và ngoài

    Mọi vướng mắc, Quý khách hàng, Quý đối tác liên hệ hotline 0917 199 133 (Mr. Nghị) để được tư vấn chi tiết.

    0
    Zalo
    Hotline