Các quy định về vốn đối với doanh nghiệp nước ngoài
Theo các quy định trong Luật đầu tư 2020, cũng như là Luật doanh nghiệp 2020 thì khi nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia thành lập công ty tại Việt Nam, tùy vào quy mô và lĩnh vực hoạt động mà số vốn quy định tối thiểu có khác nhau, chỉ có số ít là quy định số vốn tối thiểu.Tuy không có quy định ràng buộc về mức vốn tối thiểu nhưng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau 90 ngày (kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh) phải nộp đầy đủ vốn điều lệ đã đăng ký.Trong một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ số vốn pháp định rồi mới được thành lập doanh nghiệp. Chẳng hạn, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực bất động sản phải có số vốn tối thiểu là 20 tỷ đồng, hoặc nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm thì số vốn pháp định không được thấp hơn 10 tỷ đồng.
Quy định về vốn tối thiểu đối với doanh nghiệp nước ngoài (Hình ảnh từ Internet)
Các loại hình doanh nghiệp dành cho nhà đầu tư nước ngoài
Quy định của luật pháp Việt Nam dành cho doanh nhân nước ngoài cũng có khá nhiều ưu đãi. Theo đó, doanh nhân nước ngoài có thể lựa chọn nhiều loại hình doanh nghiệp để thành lập công ty tại Việt Nam. Chẳng hạn, doanh nhân nước ngoài có thể lựa chọn các loại hình như sau:1. Loại hình công ty TNHH (LLC)
Loại hình công ty TNHH (LLC) phù hợp với các doanh nghiệp muốn khám phá thị trường Việt Nam. Tổ chức của loại hình công ty TNHH đơn giản, dễ quản lý về thành viên góp vốn.2. Loại hình công ty cổ phần (JSC)
Loại hình công ty cổ phần dành cho các doanh nghiệp nước ngoài có thực lực, hiểu rõ về thị trường Việt Nam. Cũng như là doanh nghiệp có trình độ quản lý nhất định về vốn, về cổ đông.3. Chi nhánh công ty
Chi nhánh công ty, sẽ bị giới hạnh ngành trong các hoạt động của công ty mẹ. Phù hợp với các doanh nghiệp nước ngoài muốn thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại tại Việt Nam nhưng không muốn thành lập pháp nhân.4. Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam không có chức năng hoạt động sản xuất và kinh doanh. VPĐD có chức năng liên lạc, thực hiện nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới. Thời gian thành lập VPĐD với nhiều thủ tục phức tạp, chúng ta cần có sự chuẩn bị chu đáo để kế hoạch đầu tư sớm được khởi động.