Mẫu Công văn hỏi đáp Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024 và nội dung hướng dẫn
TẢI MẪU CÔNG VĂN HỎI ĐÁP CHI CỤC THUẾ CHUẨN NHẤT 2024 VÀ NỘI DUNG HƯỚNG DẪN: TẠI ĐÂY
TẢI MẪU CÔNG VĂN HỎI ĐÁP CHI CỤC THUẾ CHUẨN NHẤT 2024 VÀ NỘI DUNG HƯỚNG DẪN: TẠI ĐÂY
Mẫu Công văn hỏi đáp Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024 và nội dung hướng dẫn (Hình ảnh từ Internet)
Hướng dẫn cách viết Mẫu Công văn hỏi đáp Chi cục Thuế
Hiện nay, không có bất kì một văn bản nào quy định về mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế, tuy nhiên doanh nghiệp cần lưu ý về những nội dung chính cần có khi soạn thảo như:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Thời gian, địa điểm gửi công văn giải trình.
- Cơ quan thuế nhận công văn.
- Thông tin của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẽ bao gồm:
+ Tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
+ Mã số thuế
+ Địa chỉ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
+ Liên hệ: điện thoại, email, fax.
- Nội dung vướng mắc cần giải đáp, hướng dẫn.
- Xác nhận của người đại diện, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp.
Nội dung Công văn trả lời của Chi cục thuế
Theo chỉ đạo tại Công văn 5029/TCT-PC của Tổng cục Thuế, việc ban hành Công văn hướng dẫn về chính sách thuế phải đảm bảo các tiêu chí:
Nội dung hướng dẫn theo đúng các nội dung vướng mắc của người nộp thuế, cơ quan Thuế cấp dưới; không hướng dẫn ngoài vướng mắc, ngoài trường hợp cụ thể nêu tại Công văn hỏi của người nộp thuế, cơ quan Thuế cấp dưới.
Trường hợp vướng mắc của người nộp thuế, cơ quan Thuế cấp dưới đề nghị hướng dẫn đã được chính sách pháp luật quy định rõ ràng, đầy đủ, cụ thể thì cơ quan Thuế xử lý trả lời, hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp cụ thể; không chỉ trích dẫn quy định pháp luật và đề nghị cơ quan Thuế, người nộp thuế nghiên cứu thực hiện.
Trường hợp vướng mắc đề nghị hướng dẫn mà pháp luật thuế chưa có quy định rõ ràng, cụ thể thì cơ quan Thuế sẽ nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết để xem xét, xử lý và ghi nhận, tổng hợp các vướng mắc để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật.
Để thuận tiện cho tra cứu, Tổng cục Thuế yêu cầu các Chi cục:
+ Nêu trích yếu cụ thể, đúng vấn, không nêu chung chung như “trả lời chính sách thuế” tại phần “Trích yếu nội dung văn bản”.
+ Mô tả khái quát được nội dung trả lời tại văn bản và gắn được với đặc điểm cụ thể của tình huống vướng mắc tại phần đầu nội dung hướng dẫn (Tổng cục Thuế/Cục Thuế... nhận được công văn số....Tổng cục Thuế/Cục Thuế trả lời về việc... ).