Mẫu Công văn cam kết với Cơ quan Thuế năm 2024
TẢI MẪU CÔNG VĂN CAM KẾT VỚI CƠ QUAN THUẾ: TẠI ĐÂY
Mẫu Công văn cam kết với Cơ quan Thuế năm 2024 (Hình ảnh từ Internet)
Hướng dẫn cách soạn mẫu Công văn cam kết với cơ quan thuế
Các mẫu Công văn phải đảm có đầy đủ các thông tin theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
- Số, ký hiệu của văn bản:
Số và thời gian ban hành văn bản được lấy theo thứ tự thời gian ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức trong năm (bắt đầu liên tiếp từ số 01 vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm).
Số và ký hiệu văn bản thống nhất giữa văn bản giấy và văn bản điện tử. Đối với văn bản giấy, việc cấp số, thời gian ban hành được thực hiện sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Đối với văn bản điện tử thì việc cấp số, thời gian ban hành được thực hiện bằng chức năng của Hệ thống.
- Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
- Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân dự định gửi công văn đến/nơi nhận công văn.
Phần kính gửi: Công văn cam kết thuế với cơ quan thuế dành cho doanh nghiệp gửi tới Cục thuế cấp tỉnh hoặc Chi cục thuế cấp quận huyện.
- Các thông tin đăng ký chính xác về doanh nghiệp.
- Nội dung văn bản: Trình bày về hoàn cảnh, lý do dẫn tới việc làm công văn với nội dung trên.
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức:
thừa lệnh này phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai. Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số.
- Nơi nhận: Cơ quan gửi và lưu hồ sơ. Lưu bản gốc tại Văn thư cơ quan và phải được đóng dấu ngay sau khi phát hành, sắp xếp theo thứ tự đăng ký. Khi lưu văn bản điện tử thì lưu bản gốc văn bản điện tử phải được lưu trên Hệ thống của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.