HƯỚNG DẪN CHI TIẾT XUẤT HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ CHO KHÁCH LẺ KHÔNG LẤY HOÁ ĐƠN

Email: info@ketoan24h.com.vn

Giờ mở cửa: 8:00 - 17:00

Hotline: 0917199133

VI EN
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT XUẤT HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ CHO KHÁCH LẺ KHÔNG LẤY HOÁ ĐƠN

    Hướng dẫn chi tiết xuất hoá đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hoá đơn

    Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua là một trong những tiêu thức bắt buộc trên hóa đơn điện tử ngoại trừ một số trường hợp được quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định này mới không phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuể người mua.

    Trước đây, trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (điểm b khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC)

    Tuy nhiên, hiện nay, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này… (khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP).

    Khi thực hiện đối chiếu với quy định tại điểm b khoản 5 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, ta có thể rút ra được kết luận rằng:

    Trong trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Và chỉ trong các trường hợp sau thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua:

    - Hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh;

    - Hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh;

    - Hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ;

    - Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không.

    Một vài quy định cần lưu ý rằng chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có mã số thuế, địa chỉ còn vẫn phải có tên người mua.

    Tóm lại, khi thực hiện hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử bắt buộc phải có tiêu thức người mua chỉ trừ một số trường hợp ngoại lệ nêu trên.

    Hướng dẫn chi tiết xuất hoá đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hoá đơn

    Hướng dẫn chi tiết xuất hoá đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hoá đơn (Hình ảnh từ Internet)

    Mức xử phạt khi hoá đơn điện tử không đầy đủ nội dung

    Căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP thì khi hoá đơn không đầy đủ nội dung sẽ bị xử phạt từ 04 - 08 triệu đồng (đối với tổ chức) và 02 - 04 triệu đồng (đối với cá nhân).

    Khoản 4 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định các hành vi mà tổ chức, cá nhân bị phạt khi thực hiện một trong các hành vi sau:

    a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;

    b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm b khoản 1 Điều này;

    c) Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;

    d) Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm c khoản 1 Điều này;

    đ) Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế;

    e) Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh;

    g) Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

    h) Lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định.

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với hoá đơn điện tử không đầy đủ nội dung

    Đối với thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính với hoá đơn không đầy đủ nội dung thì tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định rằng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này là 02 năm kể từ thời điểm chấm dứt hành vi vi pham - thời điểm lập hóa đơn.

    0
    Zalo
    Hotline