ĐỀ XUẤT LẬP VÀ KÝ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ TRONG VÒNG 24H

Email: info@ketoan24h.com.vn

Giờ mở cửa: 8:00 - 17:00

Hotline: 0917199133

VI EN
ĐỀ XUẤT LẬP VÀ KÝ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ TRONG VÒNG 24H
Ngày đăng: 2 tuần trước

    Đề xuất lập và ký hoá đơn điện tử trong vòng 24h

    Đây là một trong số các nội dung được đề cập tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Theo đó, tại điểm d khoản 6 Điều 1 Dự thảo này có nêu:

    Trường hợp hóa đơn điện tử có thời điểm ký số khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký số cách nhau tối đa không quá 24h.

    Khi đó, thời điểm khai thuế đối với người bán là thời điểm lập hóa đơn, thời điểm khai thuế đối với người mua là thời điểm ký hóa đơn.

    Đối với quy định hiện nay thì tại khoản 9 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP không quy định giới hạn thời gian giữa thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký số nên có trường hợp người bán lập hóa đơn nhưng 01 tuần, 01 tháng sau mới ký số để gửi cho người mua và cơ quan thuế.

    Ngoài ra, Nghị định 123/2020/NĐ-CP còn quy định trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn gây khó khăn cho các cơ sở kinh doanh khi khai thuế.

    Tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hàng hóa xuất khẩu (gồm cả gia công xuất khẩu) là không quá 24h kể từ thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên Tờ khai hải quan.

    Đồng thời, chứng khoán, bảo hiểm, xổ số điện toán cũng được bổ sung vào nhóm hàng hóa, dịch vụ đặc thù được xuất hóa đơn khi kết thúc việc đối soát dữ liệu giữa các bên theo điểm a khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

    Đề xuất lập và ký hoá đơn điện tử trong vòng 24h

    Đề xuất lập và ký hoá đơn điện tử trong vòng 24h (Hình ảnh từ Internet)

    Người bán lập hóa đơn điện tử hàng bán trả lại

    Tại điểm a khoản 2 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì người bán lập hóa đơn trong trường hợp người mua trả lại hàng; người bán chấm dứt/hủy việc cung cấp dịch vụ.

    Các trường hợp cụ thể bao gồm:

    - Trường hợp người mua trả lại toàn bộ hàng hóa: Người bán hủy hóa đơn điện tử đã lập.

    - Trường hợp người mua trả lại một phần hàng hóa: Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh.

    - Trường hợp hàng hoá là tài sản phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu và tài sản đã được đăng ký theo tên người mua: Nếu người mua là đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử thì người mua lập hoá đơn trả lại hàng.

    Đề xuất mã số định danh của người mua là tiêu thức bắt buộc

    Đối với đề xuất mã số định danh của người mua là tiêu thức bắt buộc thì tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP có nêu trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế nhưng nếu người mua được cấp mã số định danh thì phải thể hiện mã số định danh của người mua.

    Theo đó, mã số định danh của người mua là tiêu thức bắt buộc trên hóa đơn.

    Đồng thời, tại tiêu thức tên hàng hóa, dịch vụ đối với trường hợp kinh doanh vận tải thì trên hoá đơn phải thể hiện BKS phương tiện vận tải, hành trình (điểm đi - điểm đến), cự ly di chuyển tính theo km.

    0
    Zalo
    Hotline