CÓ CẦN CÔNG CHỨNG HỒ SƠ GIẢM TRỪ GIA CẢNH KHÔNG? MỨC GIẢM TRỪ CHO NGƯỜI PHỤ THUỘC LÀ BAO NHIÊU?

Email: info@ketoan24h.com.vn

Giờ mở cửa: 8:00 - 17:00

Hotline: 0917199133

VI EN
CÓ CẦN CÔNG CHỨNG HỒ SƠ GIẢM TRỪ GIA CẢNH KHÔNG? MỨC GIẢM TRỪ CHO NGƯỜI PHỤ THUỘC LÀ BAO NHIÊU?

    Có cần công chứng hồ sơ giảm trừ gia cảnh không?

    Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đổi tại Thông tư 79/2022/TT-BTC thì các giấy tờ trong hồ sơ giảm trừ gia cảnh hiện nay không cần công chứng, chứng thực mà đều chỉ yêu cầu bản chụp của giấy tờ.

    Hiện nay pháp luật chưa giải thích thế nào là bản chụp nhưng từ định nghĩa bản sao theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP và thực tế, có thể hiểu, bản chụp là bản thu được từ việc chụp bản gốc giấy tờ bằng thiết bị có chức năng chụp như điện thoại, máy ảnh,… và có thể được in ra để dùng cho một số mục đích.

    Có cần công chứng hồ sơ giảm trừ gia cảnh không? Mức giảm trừ cho người phụ thuộc là bao nhiêu?

    Có cần công chứng hồ sơ giảm trừ gia cảnh không? Mức giảm trừ cho người phụ thuộc là bao nhiêu? (Hình ảnh từ Internet)

    Hồ sơ giảm trừ gia cảnh sẽ khác nhau tuỳ vào từng trường hợp, cụ thể như:

    STT

    ĐỐI TƯỢNG

    HỒ SƠ CHỨNG MINH

    1

    Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ/chồng

    - Con dưới 18 tuổi: Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp CMND/CCCD (nếu có)

    - Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động:

    • Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp CMND/CCCD (nếu có).

    • Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật.

    - Con đang theo học tại các bậc học:

    • Bản chụp Giấy khai sinh.

    • Bản chụp Thẻ sinh viên/bản khai có xác nhận của nhà trường/giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề.

    - Con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng thì ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, cần có thêm:

    • Bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi.

    • Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...

    2

    Vợ/chồng của người nộp thuế

    - Bản chụp CMND/CCCD.

    - Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú/Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư/giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng)/Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn.

    Nếu vợ/chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động như:

    • Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.

    • Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

    3

    Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp

    Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng minh gồm:

    - Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân

    - Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như:

    • Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp.

    • Giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như:

    • Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.

    • Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

    4

    Cá nhân khác không nơi nương tựa do người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng:

    - Anh, chị, em ruột của người nộp thuế.

    - Ông, bà nội; ông, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

    - Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh, chị, em ruột.

    - Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

    - Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Giấy khai sinh..

    - Giấy tờ hợp pháp là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:

    • Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).

    • Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp.

    • Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

    Nếu người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như:

    • Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật.
    • Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

    Mức giảm trừ cho người phụ thuộc năm 2024 là bao nhiêu?

    Theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 thì từ kỳ tính thuế năm 2020 đến nay, mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được điều chỉnh tăng từ 3,6 triệu đồng/tháng lên thành 4,4 triệu đồng/tháng. Đồng thời tăng cả mức giảm trừ gia cảnh bản thân từ 09 triệu đồng/tháng lên thành 11 triệu đồng/tháng.

    Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc được thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ 01 lần vào 01 đối tượng nộp thuế.

    0
    Zalo
    Hotline