Khoản 1 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
"Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội."
Bảo hiểm xã hội bao gồm 02 loại:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc: là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Các chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Hưu trí, Tử tuất
Bảo hiểm xã hội tự nguyện: là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Các chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm: Hưu trí, Tử tuất.
Đối với Doanh nghiệp, Công ty hoạt động khi sử dụng lao động bắt buộc phải đăng ký Bảo hiểm xã hội ở 3 nhóm lao động:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng
- Người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương
Cần xác định Doanh nghiệp thuộc trường hợp nào
Doanh nghiệp mới thành lập (đăng ký bảo hiểm lần đầu)
1. Hồ sơ làm thủ tục xin cấp mã đơn vị
Đối với Người lao động
- Tờ khai tham gia Bảo hiểm xã hội (Mẫu TK1-TS)
- Trường hợp được hưởng quyền lợi Bảo hiểm xã hội cao hơn thì bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có)
Đối với Doanh nghiệp (đơn vị sử dụng lao động)
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS)
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp
- Bản sao Đăng ký kinh doanh của Công ty
- Hợp đồng lao động Công ty - nhân viên có ký tên đóng dấu giáp lai của Công ty
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc nộp online qua 2 cách:
Đăng ký hồ sơ qua phần mềm kê khai Bảo hiểm xã hội điện tử và dùng chữ ký số của Doanh nghiệp để ký xác nhận.
Truy cập vào website của Cơ quan Bảo hiểm xã hội theo đường link https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn để đăng ký mã đơn vị và theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ
2. Làm thủ tục báo tăng lao động
Sau khi có mã đơn vị, Doanh nghiệp báo tăng lao động qua đăng ký tài khoản khai báo trên các phần mềm kê khai Bảo hiểm xã hội và website Bảo hiểm xã hội hoặc nộp hồ sơ giấy tại Cơ quan Bảo hiểm quản lý
Khi đăng ký và đóng tiền Bảo hiểm cho Người lao động, thì Cơ quan Bảo hiểm sẽ cấp sổ Bảo hiểm, thẻ Y tế
Trường hợp nộp hồ sơ giấy phải đính kèm Căn cước công dân photo Người lao động tham gia Bảo hiểm.
Doanh nghiệp phải đăng ký thủ tục Bảo hiểm xã hội lần đầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày Doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng với người lao động
Doanh nghiệp đã hoạt động và có mã đơn vị
Thủ tục báo tăng báo giảm lao động chỉ cần tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng bằng cách đăng nhập vào chữ ký số
Sau khi doanh nghiệp báo tăng lao động, đối với những lao động đã có sổ BHXH thì sẽ chỉ được cấp thẻ bảo hiểm y tế, còn nếu mất sổ BHXH thì phải làm thêm hồ sơ xin cấp lại sổ sau đó hồ sơ báo tăng mới được chấp thuận.
Mức đóng Bảo hiểm xã hội
Trên tổng mức lương tham gia Bảo hiểm xã hội thì Doanh nghiệp và Người lao động sẽ đóng theo mức sau
Mức lương đóng BHXH > hoặc = Mức lương tối thiểu vùng
Mức lương đóng BHXH = mức lương + phụ cấp + các khoản bổ sung khác theo quy định
Mức tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với Người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Tỷ lệ đóng Bảo hiểm của một nhân sự báo tăng tương tự như 1 nhân sự lâu năm
Đối với trường hợp báo tăng cho nhân viên vào thời điểm lùi so với thời điểm hiện tại, thì khách hàng phải đóng phạt truy thu.
Doanh nghiệp có thể đóng theo các mức sau
Theo tháng: chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng
Theo quý hoặc 6 tháng/lần: chậm nhất vào ngày cuối cùng của kỳ đóng
Với cách đóng theo quý hoặc 6 tháng/lần chỉ áp dụng cho các Doanh nghiệp/Hợp tác xã/ Hộ kinh doanh cá thể…hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp trả lương theo sản phẩm/khoán.
Tùy vào từng Cơ quan Bảo hiểm xã hội mà thời gian kiểm duyệt hồ sơ khoảng 5 - 15 ngày. Sử dụng dịch vụ đăng ký Bảo hiểm xã hội tại ASC Consulting, bạn sẽ tiết kiệm tối đa thời gian chuẩn bị và đi lại nộp hồ sơ.
Chi phí đăng ký Bảo hiểm xã hội lần đầu/chuyển quận tại ASC Consulting